Web 3.0 là gì? Làm sao mà web 3.0 lại hot đến vậy? Hãy cùng Coin46 tìm hiểu qua bài viết dưới đây về nền tảng web 3.0 mới này nhé!
Trong khi Web 1.0 phần lớn là web tĩnh (chỉ đọc) và Web 2.0 là một web động (đọc-ghi) thì Web 3.0 sẽ cung cấp một Internet đọc-ghi phi tập trung, không qua trung gian. Đây sẽ là nơi mà người dùng được quyền kiểm soát dữ liệu, danh tính và số phận của chính họ.
Web 3.0 là gì?
Web 3.0 là phiên bản được ra đời để giải quyết các vấn đề của Web 2.0. Với Web 3.0, quyền lực được đưa về tay người dùng, bản thân người dùng chính là người sở hữu (owners) cho thông tin của mình và không thể bị can thiệp bởi bất kỳ ai.
Việc không phải chịu những hạn chế của Web 2.0 cũng là tiền đề để mở ra một kỉ nguyên mới khi người dùng có thể chuyển giao giá trị trên Web một cách tự do và không cần quá nhiều yếu tố về lòng tin.
Lịch sử phát triển – Thời đại Web 1.0 và 2.0
Để hiểu Web 3.0 là gì, trước tiên hãy cùng nhau nhìn lại các phiên bản trước của Internet.
Web 1.0
Internet được phát triển và chính thức công bố vào năm 1990. Tại thời điểm này, người ta vẫn chưa thực sự định nghĩa về Web 1.0 mà chỉ đơn thuần gọi đây là Internet để sử dụng. Hầu hết người dùng của trang web sơ khởi này đều thụ động cung cấp thông tin cho người dùng.
Nói đơn giản hơn thì Web 1.0 là nơi mà người dùng Internet chỉ có thể tiếp nhận thông tin, còn chủ sở hữu sẽ là người cung cấp thông tin. Cách hoạt động của nó được cho là “tĩnh” và đây cũng là lý do để phiên bản Web 2.0 được ra đời.
Web 2.0
Vì Web 2.0 được định hướng để khắc phục cho bản trước đó, nên nó chủ yếu tăng cường khả năng tương tác giữa người dùng và website. Trong giai đoạn này, người dùng đã có thể tạo hầu hết nội dung trên các nền tảng như YouTube, Facebook hoặc Twitter.
Song, nhược điểm lớn nhất của phiên bản này chính là việc tự do tạo nội dung đôi khi lại vô tình khiến các dữ liệu cá nhân của người dùng rơi vào tay của các công ty kiểm soát các nền tảng. Điều này khiến cho các thông tin được tồn tại dựa trên sự quản lý của một hướng do họ được quyền thêm thắt, giảm lược hoặc loại bỏ hoàn toàn nếu muốn. Từ đó, Internet lại cần thêm một sự nâng cấp mới để có thể phục vụ con người tốt hơn.
Ai đã phát minh ra Web 3.0?
Giống như các phiên bản trước, Web 3.0 cũng không có người sáng tạo duy nhất. Thay vào đó, nó đã phát triển như một sự hợp tác của nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau cùng xây dựng trên nền tảng của nhau. Do đó, những người tham gia vào nền tảng hợp đồng thông minh blockchain, chẳng hạn như Ethereum, EOS và TRON đều được công nhận là người tiên phong cho sự phát triển của Web 3.0.
Bạn quan tâm:
- BEP20 là gì? Cách tạo và sử dụng ví Binance Smart Chain
- Smart Contract là gì? Hợp đồng thông minh hoạt động ra sao?
- Launchpad là gì? Cách tham gia Binance LaunchPad
Ưu điểm của Web 3.0
Không thông qua trung gian
Bởi tính chất là một mạng lưới phi tập trung nên tất cả các giao dịch và dữ liệu sẽ được trao đổi trực tiếp, mà không phải xử lý thông qua bất kỳ bên trung gian nào.
Quyền kiểm soát dữ liệu
Do không được lưu trữ dựa trên quyền kiểm soát của bên trung gian, dữ liệu của bạn sẽ do chính bạn quản lý. Lúc này, hầu như rất khó để hacker có thể xâm nhập, trừ khi họ nắm quyền khống chế toàn bộ hệ thống mạng lưới.
Điều này có nghĩa là khi có bất kỳ hacker nào muốn thao túng thông tin trên blockchain, họ buộc phải hack toàn bộ hệ thống node được phân bổ trên nhiều quốc gia trong phạm vi toàn thế giới. Điều này là một việc gần như bất khả thi và chẳng ai có đủ khả năng, tiềm lực và kinh tế để có thể hiện thực hoá chúng.
Lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn
Tất cả những trò chơi, lịch sử hoạt động, tin nhắn, hình ảnh hay bất kỳ loại dữ liệu nào mà bạn tạo nên dựa trên Web 3.0 đều sẽ không có thời hạn lưu trữ. Toàn bộ chúng sẽ là vĩnh viễn nếu Internet còn tồn tại, không ai có quyền truy cập để xóa bỏ được.
Hoạt động 24/7
Bởi Web 3.0 không dựa trên bất kỳ máy chủ cố định nào, nên nó sẽ hoạt động theo sự tồn tại của mạng lưới. Điều này có nghĩa là tất cả các sự cố mất điện, mất dữ liệu, máy chủ quá tải đều không thể khiến hoạt động của bạn trên Web 3.0 bị gián đoạn.
Tự do
Nếu hiện tại Internet ở một số quốc gia có những giới hạn nhất định, thì tại Web 3.0, sẽ không ai được quyền ngăn cản bạn tiếp cận Internet nữa. Đây sẽ là không gian để bạn có thể tự do truy cập bất cứ đâu và bất kỳ thời điểm nào.
Kết nối thông minh
Web 3.0 sẽ là một sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ AI và Internet of Things (IoT) giúp nâng cấp trải nghiệm kết nối của người dùng, nhằm cung cấp những website tương thích và trực quan nhất đối với mỗi cá nhân.
Coin Web 3.0 là những coin nào?
Danh sách những đồng coin Web 3.0 nổi tiếng mà tôi biết xin liệt kê cho anh em.
- Pokadot (DOT)
- DIA Protocol (DIA)
- Arweave (AR)
- Radicle Network (RAD)
- Nu Cupher (NU)
- Livepeer (LPT)
- AIOZ Network (AIOZ)
- Filecoin (FIL)
- Marlin Protocol (POND)
- IOTeX (IOTX)
- Near Protocol (NEAR)
- Helium (HNT)
- The Graph (GRT)
Ngoài ra còn nhiều đồng coin khác anh em có thể tìm hiểu thêm.
Tương lai phát triển web 3.0
Việc lựa chọn giữa xây dựng cho Web 3.0 và Web 2.0 thậm chí không phải là một cuộc thảo luận tại thời điểm này, bởi 2.0 là một thị trường quá bão hòa với nhiều hạn chế về công nghệ. Mặt khác, bản 3.0 lại có tiềm năng gần như vô hạn và sẵn sàng cho các dự án phát triển tốt. Điều này mang đến cho bạn một cơ hội đáng chú ý.
Tương lai của web là về việc tăng cường sử dụng, khả năng sử dụng và khả năng mở rộng. Để tầm nhìn về Web 3.0 trở thành hiện thực, nhiều người sẽ phải bắt đầu sử dụng các dapp của mạng phi tập trung. Điều này không chỉ có nghĩa là sẽ có nhiều dApp hơn, mà các dApp sẽ ngày càng dễ sử dụng và hấp dẫn hơn đối với người dùng không chuyên về kỹ thuật.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Coin46 về Coin web 3.0 là gì? Coin web 3.0 là những đồng coin nào? Hy vọng qua bài viết này anh em có thể tìm thấy hướng đầu tư mới trong thị trường tiền ảo đầy khó khăn này.