Tham gia giao dịch mua bán trên sàn, việc tìm hiểu về chi phí giao dịch là điều vô cùng quan trọng. Điều này bao gồm việc nắm rõ biểu phí giao dịch tại các đơn vị giao dịch khác nhau cũng như hiểu rõ cách thức thực hiện các khấu trừ. Thực tế này có tác động trực tiếp đến kết quả của quyết định đầu tư của bạn. Dưới đây là thông tin chi tiết và đầy đủ về phí giao dịch chứng khoán năm 2023 để bạn có cái nhìn tổng quan.
Phân loại phí giao dịch chứng khoán
Trong quá trình tham gia giao dịch chứng khoán, bạn cần xem xét một số khoản phí quan trọng như:
- Phí giao dịch cơ bản: Đây là khoản phí mà bạn phải trả cho việc thực hiện mua bán chứng khoán. Phí này có thể được tính theo số lượng chứng khoán hoặc giá trị giao dịch.
- Phí khấu trừ: Đây là khoản phí mà sàn giao dịch thu về để bù đắp các hoạt động quản lý và duy trì sàn. Phí khấu trừ có thể được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm từ giá trị giao dịch hoặc theo cách khác.
- Phí lệnh dừng mua/bán (Stop order): Nếu bạn sử dụng các lệnh dừng để tự động thực hiện mua hoặc bán chứng khoán khi giá đạt một ngưỡng cụ thể, có thể có phí đi kèm.
- Phí giao dịch nước ngoài: Khi tham gia giao dịch với các chứng khoán nước ngoài, bạn cần xem xét các khoản phí liên quan đến giao dịch quốc tế.
- Phí chứng khoán khác: Ngoài các phí đã nêu, còn có thể có các khoản phí khác như phí chuyển khoản, phí duy trì tài khoản chứng khoán, phí thông tin thị trường, v.v.
Các loại phí phải chịu khi giao dịch chứng khoán

Dưới đây là một tóm tắt về 4 loại thuế phí quan trọng cần thiết khi đầu tư chứng khoán. Đây là những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại phí này:
Phí giao dịch:
Phí giao dịch chứng khoán là một khoản phí quan trọng, xuất hiện khi bạn thực hiện giao dịch chứng khoán. Công ty chứng khoán sẽ thu phí cho cả việc mua lẫn bán, dựa trên một phần trăm của giá trị giao dịch trong ngày.
Mỗi công ty chứng khoán có mức phí giao dịch riêng, nhưng tổng phí không được vượt quá 0.5% giá trị giao dịch. Hiện nay, các công ty thường áp dụng phí dao động từ 0.15% đến 0.35%.
Ví dụ về phí giao dịch
Nhà đầu tư A đặt mua thành công 1.000 cổ phiếu X giá 43.000đ/cp. Tổng giá trị giao dịch trong ngày là 1.000 x 43.000 = 43.000.000đ.
Phí giao dịch hiện tại là 0.2%, tương đương 43.000.000đ x 0.2% = 86.000đ. Tổng số tiền bạn phải trải là 43.000.000 + 86.0000 = 43.086.000đ
Sau đó, nhà đầu tư A quyết định bán 1.000 cổ phiếu, hiện đã tăng giá đến mức 50.000đ/cp. Lệnh bán thực hiện thành công với tổng giá trị là 1.000 x 50.000 = 50.000.000đ. Phí giao dịch 0.2% áp dụng tương đương 50.000.000 x 0.2% = 100.000đ.
Thuế thu nhập cá nhân khi bán cổ phiếu:
Khi bạn bán cổ phiếu, bạn phải trả thuế thu nhập cá nhân tương đương 0.1% tổng giá trị bán trong ngày. Thuế này áp dụng cho người bán cổ phiếu, không áp dụng cho người mua.
Ví dụ về thuế thu nhập cá nhân:
Nhà đầu tư A bán 1.000 cổ phiếu X với tổng giá trị giao dịch là 50.000.000. Ngoài phí giao dịch như trê, nhà đầu tư còn chịu thuế thu nhập 0.1%, tương đương 50.000.000 x 0.1% = 50.000đ.
Nhà đầu tư này nhận được 50.000.000 – 100.000 – 50.000 = 49.850.000đ.
Phí lưu ký chứng khoán:
Phí lưu ký chứng khoán là khoản phí bạn trả cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán để duy trì lưu giữ và chứng nhận việc sở hữu cổ phiếu. Hiện nay, phí này thường tương đương 0.4 đồng/cổ phiếu/tháng.
Ví dụ về phí lưu ký:
Nhà đầu tư thực hiện thành công việc mua 1.000 cổ phiếu X và nắm giữ từ ngày 4/1/2022 đến 31/1/2022 thì sẽ trả một khoản phí lưu ký chứng khoán tương đương: 0.4 x 1.000 = 400đ/ tháng.
Thuế thu nhập khi nhận cổ tức bằng tiền mặt:
Khi bạn nhận cổ tức bằng tiền mặt từ doanh nghiệp, bạn phải chịu thuế thu nhập cá nhân tương đương 5% tổng giá trị cổ tức tiền mặt.
Ví dụ:
Công ty X thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 50% với giá 5.000đ/cp. Nhà đầu tư A sở hữu 1.000 cổ phiếu, tổng cổ tức nhận được là 1.000 x 5.000 = 5.000.000đ. Thuế thu nhập 5% tương đương 5.000.000 x 5% = 250.000đ. Nhà đầu tư thực nhận 5.000.000 – 250.000 = 4.750.000đ.
Ngoài các loại thuế phí trên, còn có các khoản phí khác như xác nhận số dư tài khoản, trích lục hồ sơ, sao kê giao dịch, tùy theo dịch vụ cụ thể mà các công ty chứng khoán cung cấp.

Bảng phí giao dịch chứng khoán SSI, VPS, VCBS, TCBS, VNdirect cập nhật
Cho đến năm 2023, tại Việt Nam đã có hơn 77 công ty chứng khoán được cấp giấy phép hoạt động. Các công ty này cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau, đi kèm với các mức thuế và phí quy định khác nhau.
Trong quá trình lựa chọn công ty chứng khoán để thực hiện giao dịch, uy tín và thương hiệu không chỉ là tiêu chí quan trọng, mà còn sự canh tranh về chất lượng dịch vụ và biểu phí. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về biểu phí của các công ty chứng khoán có thị phần lớn tại thời điểm hiện tại:
Tên công ty chứng khoán | Biểu phí giao dịch (%/giá trị giao dịch) |
TCBS | 0.1% |
VPS | 0.2% |
SSI | 0.05% |
VNDirect | 0.15% – 0.35% |
VCBS | 0.18% – 0.2% |
FPTS | 0.06% – 0.15% |
MBS | 0.12% – 0.3% |
HSC | 0.2% |
BSC | 0.15 – 0.18% |
VCSC | 0.15 – 0.35% |
Các câu hỏi thường gặp về phí giao dịch chứng khoán
Phí giao dịch chứng khoán rẻ nhất là bao nhiêu?
Mức phí 0.1% được xem là mức phí giao dịch chứng khoán thấp nhất, rẻ nhất hiện nay. Mức phí này áp dụng cho khách hàng giao dịch trực tuyến và không có nhân viên môi giới hỗ trợ.
Công ty chứng khoán nào đang miễn phí giao dịch?
DNSE là Là doanh nghiệp Việt đầu tiên áp dụng miễn phí trọn đời không kèm bất cứ một điều kiện ràng buộc nào về giá trị tài khoản lớn hay nhỏ.
Công ty chứng khoán APEC vừa công bố chương trình mở tài khoản mới giao dịch miễn phí trọn đời dành cho khách hàng kể từ ngày 8/3/2021.
Kết lại
Trên đây là toàn bộ thông tin Coin46 cung cấp về Phí giao dịch chứng khoán mới nhất 2023. Chúc các nhà đầu tư có thêm kiến thức để 1 vốn 4 lời.