Neutron là gì? Có nên đầu tư NTRN token? Thông tin bạn cần biết về dự ánc thứ 38 trên Binance Launchpool đầy tiền năng này.
Neutron là gì?
Neutron là một mạng lưới blockchain Layer 1 được xây dựng trên hệ sinh thái Cosmos, với khả năng kết nối các blockchain khác thông qua smart contract đa chuỗi CosmWasm. Dự án này giúp nhà phát triển xây dựng các ứng dụng dApp có khả năng tương tác với nhiều blockchain khác nhau trong hệ sinh thái Cosmos.
Dự án Neutron cũng là mạng lưới đầu tiên được xây dựng trên Interchain Security, cung cấp mức độ bảo mật cao và có khả năng thừa hưởng bảo mật từ cơ sở hạ tầng này. Một số sản phẩm chính của Neutron bao gồm Neutron blockchain và Neutron DAO.
Neutron DAO sử dụng cấu trúc DAO DAO, cho phép người dùng bỏ phiếu “yes,” “no,” và “abstain” và sử dụng mô hình overrule proposal để ảnh hưởng đến các đề xuất trước đó. Điều này giúp quản lý cộng đồng và quyết định trong hệ sinh thái Neutron.
NTRN token là gì?
NTRN là token của Neutron và có nhiều ứng dụng trong hệ sinh thái, bao gồm thanh toán phí giao dịch trên mạng lưới Neutron và tham gia quản lý và biểu quyết.
Dự án Neutron đã được hỗ trợ bởi một số nhà đầu tư lớn và có mối quan hệ hợp tác với nhiều đối tác khác. Dự án đã hoàn thành các bước quan trọng trên con đường phát triển, bao gồm việc ra mắt mainnet vào tháng 5 năm 2023.
Sản phẩm của Neutron
- Neutron Blockchain: Đây là mạng lưới chính của Neutron, được xây dựng dựa trên hệ sinh thái Cosmos. Neutron blockchain có một số tính năng quan trọng, bao gồm:
- Interchain Transaction: Quản lý và giám sát các tài khoản trên IBC (Inter-Blockchain Communication) và thực hiện các giao dịch đa chuỗi khi sử dụng smart contract CosmWasm. Nó cho phép người dùng đăng ký nhiều tài khoản đa chuỗi cùng lúc và mở rộng các chức năng cho nhà phát triển.
- Interchain Queries: Cho phép truy xuất dữ liệu từ smart contract và cũng hỗ trợ truy xuất dữ liệu từ các mạng lưới Cosmos khác thông qua IBC.
- CRON: Cho phép thiết lập lịch trình và thời gian cụ thể trên smart contract CosmWasm.
- Transfer: Module tương tự với IBC Transfer Module của mạng lưới Cosmos, nhưng tương thích với mạng lưới Neutron và có tính năng bổ sung để hỗ trợ nhà phát triển.
- Contract Manager: Chứa các cơ chế và phương thức để smart contract có thể thực hiện sudo call, một loại giao dịch/tác vụ có đặc quyền cao hơn so với các giao dịch/tác vụ thông thường.
- Fee Refunder: Hỗ trợ trả thưởng phí giao dịch cho các IBC relayer.
- Fee Burner: Module này đốt NTRN (token của Neutron) mỗi khi một block kết thúc và quản lý các phí giao dịch của người dùng.
- Neutron DAO (Decentralized Autonomous Organization): Neutron DAO là một mô hình DAO chứa hai phần chính:
- Neutron DAO: Module chính cho phép người dùng bỏ phiếu “yes,” “no,” và “abstain” và sử dụng mô hình overrule proposal để quản lý và quyết định.
- Neutron subDAOs: Đây là các DAO phụ, tương tự với Neutron DAO, nhưng có một khoảng thời gian timelocks cho các đề xuất. Trong khoảng thời gian timelocks, Neutron DAO có quyền sử dụng overrule proposal để thay đổi đề xuất từ Neutron subDAOs.
Cả hai sản phẩm này cùng với token NTRN đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của Neutron, cho phép tham gia vào quản trị mạng lưới và tương tác với các dApps và smart contract trên nền tảng Neutron.
Ưu điểm và hạn chế của Neutron

Neutron là một dự án blockchain mới với nhiều tiềm năng, nhưng cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng. Dưới đây là một số điểm nổi bật:
Ưu điểm của Neutron:
- Đa chuỗi: Neutron giúp kết nối các blockchain trong hệ sinh thái Cosmos thông qua smart contract đa chuỗi (CosmWasm). Điều này nâng cao khả năng tương tác giữa các blockchain khác nhau và tạo nên một môi trường đa dạng cho các ứng dụng phi tập trung.
- Bảo mật: Neutron được xây dựng trên Interchain Security, cung cấp độ bảo mật cao cho ứng dụng và giao dịch trên nền tảng này. Sử dụng ngôn ngữ Rust cho việc phát triển smart contract giúp hạn chế những lỗ hổng bảo mật phổ biến ở các smart contract viết bằng ngôn ngữ Solidity.
- Tích hợp IBC: Với tính năng Inter-Blockchain Communication (IBC), Neutron cho phép giao dịch và truy cập dữ liệu từ các blockchain khác trong hệ sinh thái Cosmos. Điều này tạo ra khả năng tương tác đa chuỗi đáng kể.
- Giảm chi phí: Phí giao dịch trên mạng lưới Neutron thấp, và việc sử dụng Rust cho phát triển smart contract giúp giảm chi phí phát triển ứng dụng.
- DAO mạnh mẽ: Hệ thống DAO của Neutron cung cấp một phương thức quản lý và quyết định cộng đồng mạnh mẽ. Điều này đảm bảo tính minh bạch và phân quyền trong việc quản lý mạng lưới.
Hạn chế của Neutron:
- Đội ngũ phát triển ẩn danh: Tại thời điểm viết bài, đội ngũ phát triển của Neutron vẫn ẩn danh. Điều này có thể làm tăng mức độ không rõ ràng về chất lượng và đáng tin cậy của dự án.
- Cạnh tranh: Có nhiều dự án blockchain khác với mục tiêu và tính năng tương tự, cạnh tranh với Neutron. Để thành công, Neutron cần đối mặt với sự cạnh tranh và xây dựng một hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ.
- Chưa có roadmap chi tiết: Hiện nay, Neutron vẫn chưa công bố một roadmap chi tiết về các sự kiện trong tương lai. Điều này có thể khiến cộng đồng và nhà đầu tư cảm thấy không chắc chắn về hướng phát triển của dự án.
- Khả năng thất bại: Như các dự án blockchain mới khác, Neutron có nguy cơ thất bại hoặc không thực hiện được những kế hoạch lớn. Điều này có thể gây tổn thất cho những người tham gia trong dự án.
Roadmap và cập nhật
Dưới đây là một số mốc thời gian nổi bật của dự án Neutron:
- 10/11/2022: Ra mắt phiên bản testnet Quark.
- 22/11/2022: Ra mắt bản testnet Baryon.
- 7/12/2022: Dự án được audit thành công bởi OAK.
- Q2/2023: Neutron chính thức có mặt trên Replicated Security.
- 11/5/2023: Neutron ra mắt mainnet.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại đội ngũ Neutron chưa ra mắt roadmap cho những sự kiện trong tương lai.
Kết lại
Trên đây là thông tin Coin46 cung cấp về Neutron là gì? Có nên đầu tư NTRN token? Chúc các nhà đầu tư thắng lợi!