Xin chào cả nhà, hôm nay Coin46 muốn nói về những dự án crypto scam ở VN. Sau khi đọc rất nhiều comment phản hồi của mọi người, chúng ta phải thừa nhận với nhau rằng ở “Đông Lào” có hơn 90% dự án được tạo ra trọng cái thị trường crypto này đều có dấu hiệu lừa đảo scam.
Crypto Scam là gì?
Crypto Scam là một loại hình lừa đảo liên quan đến tiền điện tử hoặc cryptocurrency. Các loại lừa đảo này thường đưa ra các cách kiếm tiền nhanh chóng và dễ dàng, nhưng thực tế là không có gì như vậy. Thông thường, các Crypto Scam sử dụng các phương thức lừa đảo trực tuyến, chẳng hạn như email lừa đảo, trang web giả mạo, hoặc các chương trình đầu tư giả mạo, để thu hút người dùng vào đầu tư vào một loại tiền điện tử giả, hoặc để đánh cắp thông tin cá nhân hoặc tiền của người dùng.
Các loại hình Crypto Scam khác nhau có thể bao gồm các trò lừa đảo ponzi, các chương trình đầu tư giả mạo, lừa đảo trang web, phishing và malware. Do tính chất không kiểm soát của tiền điện tử, các lừa đảo Crypto Scam có thể rất nguy hiểm và dễ bị mất tiền và thông tin cá nhân. Vì vậy, người dùng nên cẩn trọng và thận trọng khi đầu tư vào tiền điện tử và tìm hiểu kỹ trước khi tham gia bất kỳ chương trình đầu tư hoặc giao dịch nào liên quan đến tiền điện tử.
Khái Niệm Scam theo pháp luật Việt Nam

Hiện tại cũng có nhiều anh em không hiểu hoặc cố tình không hiểu và cố bóp méo đi cái định nghĩa scam lừa đảo trong coin thành thứ gì đó nó có lợi cho bản thân.
Không thể nào cứ kiểu logic con nào bạn đầu tư có lãi thì đều là dự án chuẩn, mà dự án đầu tư lỗ là dự án scam được? đúng chứ mọi người!
Chúng ta cần một cái giới hạn hay tiêu chuẩn rõ ràng để có thể khẳng định dự án nào là scam lừa đảo? dự án nào là dạng chưa thành công, dự án nào mới là chuẩn.
Vậy định nghĩa lừa đảo (scam) ở trên pháp luật VN hiện tại là gì?: “Lừa đảo là hành vi gian dối để làm người khác tin nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật. Chiếm đoạt là hành vi cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc quản lý của người khác vào phạm vi sở hữu của mình.”
Vì nghành crypto quá là mới mẻ và nhiều thứ còn chưa được rõ ràng như các ngành khác cũng như là chưa được sự quản lý bởi pháp luật cho nên cái định nghĩa scam theo đúng pháp luật là vẫn chưa có.
Các dạng scam crypto thường gặp
Dạng 1: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ các Quỹ và các người đi private
Đây là các dự án thường bày vẽ và lợi dụng mối quan hệ tín nhiệm của người có uy tín để kêu gọi vốn rồi chiếm đoat bằng cách khai khống, khai man hoặc làm sai hoàn toàn với hợp đồng đã ký với các bên.
Dạng này các anh em user thì sẽ ít biết, nhưng đối với người làm quỹ và các KOL thì sẽ không lạ gì? Dạng gọi vốn xong, không ra dự án, hoặc ra cũng thêm LP rất nhỏ và chủ dự án xả còn nhiều hơn cả Quỹ và người đi private. Dạng này thì thiệt hại hơn nhất là các quỹ và những người đi private chứ cộng đồng user chẳng mấy ai thua, vì mới list dự án đã bị xả chả user nào dại đi đưa tiền vào múc để mà đu đâu.
Dạng 2: Scam lừa đảo user pumd dump token, rug pool, bẩy marketing FOMO
Với dạng này thì thường là các dự án không được quỹ hay VC lớn hỗ trợ, cho nên mới cần đẩy mạnh marketing và ăn xổi ngay trong trend rồi out chạy bằng cách bán tháo token, rug pool ngay khi có nhiều user mua vào. Đa phần vốn là dự án bắt trend ăn xổi, lại không được VC hỗ trợ quản lý giúp đẩy lên sàn hoặc chạy plant marketing cho, nên dự án scam dạng 2 này mới bán tháo token ngay sau khi dụ được user vào hoặc ghê hơn là tháo luôn pool để chạy.
Nếu mọi người để ý thì sẽ nhận ra bọn scam cũng đã phân rõ ngay đối tượng để lừa ngay từ đầu, với dạng 1 đối tượng đó là quỹ lớn nhỏ và các người có mqh để dụ đi private. Còn dạng 2 thì là đánh và user để dụ người ta mua xong mới xả hoặc đơn giản là bán rác lấy tiền, bán mớ NFT với giá max xong chả có ý nghĩa sử dụng để làm gì chẳng hạn.
Dấu hiệu nhận biết dự án coin lừa đảo
Có một số dấu hiệu nhận biết một dự án coin có thể là lừa đảo. Dưới đây là một số dấu hiệu cần chú ý:
- Lời hứa lãi suất cao: Nếu dự án coin quảng cáo về lợi nhuận quá cao so với thị trường và không giải thích được nguồn thu nhập của mình, có thể đây là dấu hiệu của một lừa đảo.
- Thiếu thông tin đầy đủ và minh bạch: Nếu dự án coin không cung cấp đầy đủ thông tin về những người đứng sau, về sản phẩm và nền tảng công nghệ, cũng như chiến lược phát triển dự án, thì đây có thể là dấu hiệu của một lừa đảo.
- Team gọi vốn xong cash out hết, để lại không quá 10% phát triển, add LP dưới 10% số vốn đã gọi, add xong thả trôi dự án không thấy giữ giá hay đẩy giá. Thường thì các dự án add LP xong mà giá bị chia, giảm xuống thấp hơn cả giá đi private, Ido thì đều là scam dạng 1, không có user.
- Hứa hẹn sẽ phát triển sản phẩm, plan marketing nhưng sau khi gọi vốn xong thì không thực hiện như cam kết. dạng này cũng là dạng 1 luôn chỉ muốn húp của VC xong là thả nổi dự án, rồi làm con dự án khác.
- Không có kinh nghiệm trong thị trường, build team, nhân sự nhằm mục đích phông bạt, ăn theo trend rồi giải thể team, các dạng mới gọi vốn xong là team giải tán này thì cũng có thể gọi là ăn cướp của VC dạng 1.
- Gọi private nhưng team nắm > 40% để chờ canh xả trên các dex, cex, dạng này thì khó mà nói có tính người lắm, vì nó húp của VC xong ra còn xả ác hơn nữa cho chết user luôn.,
- Các thành viên nòng cốt của dự án chạy qua làm hoặc adv dự án khác để tiếp tục hành trình scam, với dạng này thì phải nói là có truyền thống lừa đảo luôn. Làm hẳn 1 dãy dự án để scam.
Phía trên, là các tiêu chuẩn mà mình đánh giá đó là 1 dự án scam, chứ còn các dự án mà đã ra sản phẩm cũng như giữ giá tốt trên 15 ngày từ khi list sàn, gặp thị trường xấu mới bị xả, hoặc gãy trend rồi chết, hoặc các dự án các bạn fomo đu đỉnh lúc nó tăng 30 50 lần rồi mới vào mua, mua xong token giảm thì mình không liệt những dự án đó vào các dự án scam( tránh nhầm lẫn của mấy bố múc coin fomo đám đông rồi đu xong đi chửi dự án thì sida lắm).
Top dự án coin lừa đảo nên tránh

Lưu ý: Danh sách dưới đây không phải là toàn bộ các dự án coin lừa đảo trên thị trường và chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay nghi ngờ nào về một dự án coin, hãy tìm hiểu kỹ trước khi quyết định đầu tư.
DỰ ÁN SCAM: PLANT EXODUS của Founder là ANDY – NGUYỄN MINH HOÀNG ANH, cùng Co-Founder là TUAN TAO LINH
Đây là một dự án mình đánh giá thuộc scam dạng 1 + 2 luôn. Khi ngay từ đầu đã muốn lợi dụng tín nhiệm của việc có bố vợ làm quan của thanh niên Hoàng Anh, và đưa studio ra đảm bảo của Tuan Tao Linh để lân la nhờ các bên gọi vốn giúp.
Dự án Plant Exodus được giới thiếu cho team TradeCoinVN đầu tư thông qua hai team chơi thân là UG và Starpunk, Để có cái kết là dự án Plant Exodus đã scam nuốt sạch luôn tiền của tất cả các team invest vào cùng bán tháo hết token vào mặt các User. Rất là cay đắng!
Tháng 10/2021 Andy (Hoàng Anh founder dự án) có liên hệ starpunk(Team dự án làm về Launchpad) gửi video demo Game Plant Exodus nhờ starpunk lead raise fund và launchpad.
Hiện tại thì dự án đã chết 100%, các bạn tính thử nhé 1.7m + 250k$ + với mớ token xả ào ạt lúc listing xem chúng nó ăn được bao nhiêu?
Trong khi chỉ bỏ ra 200k add LP trong khi chưa có game, và tận tháng 16/11/2022 sau khi bị chửi quá mới ra testnet game bản V1. Chưa có mainet nha.
Vậy số tiền tụi nó lấy của VC và bán Token đã đi đâu? Vâng đã đút túi ăn chơi nhảy múa du lịch hết cả rồi.
Một số dự án coin lừa đảo nổi tiếng mà bạn nên tránh:
- Bitconnect (BCC)
- OneCoin (ONE)
- PlexCoin (PLX)
- Centra Tech (CTR)
- Prodeum (PDE)
- Pincoin (PIN)
- AriseBank (AB)
- Benebit (BNE)
- Confido (CFD)
- REcoin (REC)
Những dự án trên đều đã bị phát hiện là dự án coin lừa đảo, gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư. Để tránh các dự án coin lừa đảo, bạn cần thực hiện các bước phòng tránh được đề cập ở trên và đặc biệt là tìm hiểu kỹ về dự án coin trước khi đầu tư.
Cách phòng tránh dự án coin lừa đảo
Để phòng tránh dự án coin lừa đảo, bạn có thể thực hiện các bước sau đây:
- Tìm hiểu kỹ về dự án coin trước khi đầu tư: Hãy đọc các thông tin về dự án coin và tìm hiểu kỹ về công nghệ, đội ngũ phát triển, mục tiêu và chiến lược kinh doanh của dự án trước khi đầu tư.
- Xem xét kỹ lưỡng các thông tin và tài liệu liên quan: Đừng chỉ dựa vào thông tin quảng cáo, hãy đọc các tài liệu liên quan như trang web của dự án, bài viết, báo cáo và thông tin trên các diễn đàn chuyên ngành để có cái nhìn tổng quan về dự án.
- Tìm hiểu về đội ngũ phát triển và các chuyên gia liên quan đến dự án: Tìm hiểu về đội ngũ phát triển của dự án, các chuyên gia liên quan, kinh nghiệm của họ và các dự án đã thực hiện trước đây.
- Kiểm tra đăng ký và pháp lý của dự án: Kiểm tra xem dự án đã được đăng ký và tuân thủ các quy định pháp luật của địa phương hay chưa. Hãy kiểm tra kỹ thông tin pháp lý về dự án trên các trang web chính thống và liên hệ với cơ quan chức năng nếu cần.
- Tránh đầu tư vào các dự án coin không rõ ràng hoặc thiếu minh bạch: Nếu bạn không tự tin về dự án coin, hãy tránh đầu tư và tìm kiếm các dự án khác để đầu tư. Hãy chú ý đến các dấu hiệu nhận biết dự án coin lừa đảo và không để bị lừa.
Những bước trên có thể giúp bạn giảm thiểu rủi ro đầu tư vào các dự án coin lừa đảo. Tuy nhiên, đầu tư luôn tiềm ẩn rủi ro và bạn cần có kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra quyết định đầu tư chính xác.
Kết lại
Trên đây là một số chia sẻ của Coin46 về dự án crypto scam, các dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh. Hy vọng không có anh em coin thủ nào gặp phải những dự án lừa đảo này. Mọi người thấy dấu hiệu nào từ những dự án mình đầu tư chưa? Đừng quên để lại bình luận dưới cuối bài viết đấy nhé!
Chúc anh em đầu tư thành công!